Sau hơn hai tháng trong tình trạng khẩn cấp, số ca nhiễm mới của toàn Nhật Bản nói chung và các tỉnh, thành phố trong tình tạng khẩn cấp nói riêng đã giảm đáng kể nhưng đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí tặng nhẹ trở lại ở một số địa phương, đặc biệt 4 địa phương là thành phố Tokyo, tỉnh Kanagawa, tỉnh Chiba và tỉnh Saitama, tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản vẫn quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 4 địa phương đặc biệt này và dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc từ sau ngày 21/03/2021.
Chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 4 địa phương nêu trên do số ca nhiễm đã giảm xuống, tỷ lệ sử dụng giường cho các ca bệnh nặng đã xuống mức cho phép. Thủ tướng Suga cũng cho biết về kế hoạch và 05 biện pháp cơ bản nhằm ngăn chặn không cho dịch bệnh lan rộng trong tình trạng mới gồm: tiếp tục đề nghị các nhà hàng, quán ăn rút ngắn thời gian kinh doanh, hạn chế số người tham gia hoạt động tập trung đông người, cho nhân viên làm từ xa, đảm bảo có đủ vaccine và đầy nhanh việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho các cán bộ y tế và người cao tuổi, tăng cường năng lực của hệ thông y tế đảm bảo ứng phó được tình trạng dịch bệnh lan rộng trở lại, tăng cường kiểm soát tình trạng bệnh và lây nhiễm, nhất là kiểm soát các ca bệnh không triệu trứng.
Mặc dù dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc Nhật Bản, tuy nhiên, ngày 19/03, Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức thông báo việc tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế nhập cảnh đối với công dân nước ngoài và vùng lãnh thổ đến Nhật Bản. Theo đó, thực tập sinh/ lao động Việt Nam chưa thể nhập cảnh trong thời gian tới đây.
Bài viết liên quan
- Quê nghèo giàu lên nhờ XKLĐ - 03-06-2021
- Thông tin nối lại đường bay Việt – Nhật giữa đại dịch Covid-19 - 27-05-2021
- Cách người Nhật tính tuổi – Muốn đi XKLĐ Nhật Bản thì phải nắm rõ điều này! - 27-05-2021
- TOP 10 tỉnh ở Nhật có mức lương cơ bản CAO NHẤT – TTS đã biết chưa? - 27-05-2021
- Nhật Bản công bố một số ngành nghề được GIA HẠN VISA cho lao động xuất khẩu - 27-05-2021