Những lưu ý khi Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản gọi điện kiểm tra hồ sơ
    Thời điểm trước khi nhập học khoảng 3 tháng chính là lúc các bạn du học sinh thường nhận được cuộc gọi từ cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản. Việc Cục có gọi điện kiểm tra hồ sơ, năng lực tiếng Nhật là ngẫu nhiên và không có lịch hẹn trước nhưng lại có vai trò quan trọng quyết định bạn có nhận được Tư cách lưu trú hay không.
     
    Vì thế, bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng để nhận điện thoại từ Cục trong bất kể tình huống nào nhé!
     
    I. Hình thức kiểm tra của Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản
     
    Trong những kỳ học gần đây, Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản tại các khu vực thường xuyên gọi điện thoại đến các bạn du học sinh Việt Nam để kiểm tra về độ chính xác các thông tin trong hồ sơ xin COE. Cục sẽ có các hình thức gọi điện như sau:
     
    Gọi điện cho du học sinh: Hỏi bằng tiếng Nhật và tiếng Việt.
    Gọi điện cho người bào lãnh: Hỏi bằng tiếng Việt.
    Gọi điện xác nhận tại Công ty/UBND địa phương: Hỏi bằng tiếng Việt.
    Xem thêm: Trường hợp hồ sơ nào thường được CXNC gọi điện?
     
    II. Thời gian Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản gọi điện
     
    Thời gian gọi của cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản là trong giờ hành chính các ngày làm việc thứ 2 – thứ 6 (trừ các ngày nghỉ); từ 8h00 – 18h00 theo giờ Nhật tức là 6h00 – 16h00 theo giờ Việt Nam.
     
    III. Chuẩn bị trước khi Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản gọi điện
     
    Các bạn du học sinh cần chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho cuộc điện thoại từ Cục Xuất nhập cảnh gọi về bằng cách:
     
    Chất lượng điện thoại tốt để đảm bảo: loa nghe to, mic tốt, không bị ngắt nguồn khi nhận cuộc gọi, thời gian đàm thoại liên tục từ 10 – 20 phút.
    Điện thoại cần để gần, chuông ở chế độ đủ to để nhận biết các cuộc gọi đến.
    Không đứng tại khu vực có sóng yếu.
    IV. Thái độ khi trả lời Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản
     
    1. Giữ thái độ bình tĩnh khi nhận được các cuộc điện thoại từ đầu số 0081; +81. Các bạn cần nhanh chóng di chuyển ra khu vực yên tĩnh, ít tiếng ồn để trả lời cuộc điện thoại. Trong lúc di chuyển, cần thông báo để phía Nhật giữ máy, không ảnh hưởng đến cuộc hội thoại của bạn: “Em xin lỗi anh/chị. Hiện tại em đang ở (trong lớp học, trong hội trường, ngoài đường, đi chợ, …) rất ồn ào. Vì thế, sẽ rất khó nghe ạ. Anh/chị làm ơn giữ máy để em di chuyển ra chỗ yên tĩnh. Em xin cám ơn.”
     
    2. Trong trường hợp bạn đang bận cũng có thể hẹn thời gian khác để đươc gọi lại. Nhưng lưu ý là bạn phải chắc chắn nghe máy được khi cục gọi lần thứ 2.
     
    3. Thể hiện thái độ vui vẻ; dùng thể lịch sự khi trả lời câu hỏi.
     
    4. Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời tự tin, dứt khoát và chính xác thông tin.
     
    5. Khi nghe chưa rõ câu hỏi thì hãy nói “Làm ơn nhắc lại câu hỏi”.
     
    6. Không trả lời qua loa khi chưa hiểu rõ nôi dung câu hỏi. Vì việc trả lời sai hoặc thiếu thông tin cũng có thể dẫn đến việc Cục Xuất nhập cảnh không cấp Tư cách lưu trú (COE) cho bạn!
     
    7. Trả lời chính xác với những thông tin đã khai trong hồ sơ xin COE. Hãy nhắc nhở người bảo lãnh lưu ý các thông tin khi trả lời.
     
    8. Không để tiếng ồn chen vào khi đang phỏng vấn điện thoại.
     
    V. Một số lỗi thường gặp khi trả lời Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản
     
    Dựa vào kinh nghiệm làm việc, Vinahure tổng hợp lại những lỗi thường gặp nhất những cũng là lỗi thường xuyên dẫn đến việc trượt COE của các bạn du học sinh, cụ thể:
     
    Không nghe rõ các câu hỏi bằng tiếng Nhật và im lặng, không trả lời.
    Trả lời phỏng vấn không khớp với những thông tin trong hồ sơ.
    Quên các thông tin căn bản của người thân: tuổi tác của bố mẹ, anh chị em.
    Quên các thông tin căn bản của bản thân: Tốt nghiệp đại học/THPT năm nào; Tên giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của bạn tên gì; Tên giám đốc của công ty bạn từng làm việc…
Videos
Bàn ghế phòng đào tạo