- Bạn đang có kế hoạch tham gia chương trình tiếng Hàn, chương trình cử nhân hay chương trình sau đại học?
- Mục tiêu du học Hàn Quốc của bạn là gì? Bạn muốn ở lại làm việc ở Hàn Quốc hay trở về Việt Nam để xây dựng sự nghiệp?
- Bạn dự định đăng kí học kì nào?
- Trường đại học Hàn Quốc nào bạn có thể đáp ứng yêu cầu nhập học về thành tích học tập, học phí, điều kiện tài chính,…?
- Ngành học nào phù hợp với bạn nhất?
- Thu thập tất cả các loại giấy tờ cần thiết để xin visa du học Hàn Quốc.
- Dịch thuật, công chứng và đóng dấu từ các cơ quan có thẩm quyền, hợp pháp hóa lãnh sự tất cả các loại tài liệu.
- Gửi bản gốc hoặc bản sao đến trường đại học của các tài liệu đã được công chứng bên cạnh bản gốc tiếng Việt. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể gửi qua trung tâm đại diện của trường đại học đó tại Việt Nam.
- Nếu hồ sơ của bạn được nhận và xét duyệt, bạn sẽ cần tham gia một cuộc phỏng vấn với đại diện của trường.
- Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của Đại sứ quán Hàn Quốc, bao gồm đầy đủ hồ sơ ban đầu nộp cho trường kèm theo thư nhập học hoặc mã visa nhà trường cung cấp cho bạn.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng tiếp nhận hồ sơ xin visa du học Hàn Quốc tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tùy thuộc vào trường đại học bạn đang theo đuổi, bạn có thể được yêu cầu phỏng vấn trực tiếp tại Đại sứ quán.
- Sau khi nộp hồ sơ cho Đại sứ quán thành công, bạn sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả visa du học Hàn Quốc.
- Sau khi được Đại sứ quán Hàn Quốc cấp visa, bạn cần thông báo với trường và đặt vé máy bay theo lịch trình nhập cảnh do nhà trường quy định để tham gia kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Hàn do họ tổ chức.
- Đơn xin visa bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh
- Hộ chiếu (còn hạn 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ)
- 1 ảnh thẻ chụp trên phông nền trắng, kích thước 3,5 × 4,5 cm (chụp trong vòng 3 tháng gần nhất)
- Thư nhập học bản gốc hoặc mã visa
- Bản sao chứng minh nhân dân (mang theo cả bản gốc)
- Kết quả xét nghiệm bệnh lao âm tính
- Mẫu đơn xin visa du học Hàn Quốc
- Lịch học do trường bạn đang theo học tại Hàn Quốc gửi về, bao gồm đầy đủ thời khóa biểu cũng như thông tin về giảng viên
- Văn bằng và học bạ (bản gốc cũng như bản dịch tiếng Anh hoặc Hàn có công chứng)
- Tuy nhiên, nếu bạn đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ, bạn cần nộp văn bằng và bản điểm (bản gốc cũng như bản dịch tiếng Anh hoặc Hàn có công chứng).
- Kế hoạch học tập cũng như bản tự giới thiệu bản thân (tự viết bằng tiếng Anh hoặc Hàn)
- Sơ yếu lí lịch (bản gốc và bản dịch tiếng Anh)
- Giấy chứng minh tài chính
- Văn bằng và học bạ (bản gốc cũng như bản dịch tiếng Anh hoặc Hàn có công chứng).
- Tuy nhiên, nếu bạn đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ, bạn cần nộp văn bằng và bản điểm (bản gốc cũng như bản dịch tiếng Anh hoặc Hàn có công chứng)
- Kế hoạch học tập cũng như bản tự giới thiệu bản thân (tự viết bằng tiếng Anh hoặc Hàn)
- Sơ yếu lí lịch (bản gốc và bản dịch tiếng Anh)
- Giấy chứng minh tài chính
- Chứng chỉ học vấn cao nhất (bản gốc và bản dịch tiếng Anh hoặc Hàn có công chứng)
- Giấy chứng minh tài chính
- Chứng chỉ học vấn cao nhất (bản gốc và bản dịch tiếng Anh hoặc Hàn có công chứng)
- Giấy chứng minh tài chính
- Chứng chỉ nghiên cứu (ví dụ: chứng chỉ nghiên cứu sinh nước ngoài)
- Visa du học cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (D-2): Gửi $20.000 vào ngân hàng ít nhất 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
- Visa du học ngôn ngữ (D-4): Gửi $10.000 vào ngân hàng ít nhất 6 tháng trước ngày nộp đơn.
- Visa du học theo chương trình trao đổi giữa hai trường Đại học Việt Nam – Hàn Quốc (D-2): Gửi $10.000 vào ngân hàng ít nhất 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ
- Các hồ sơ chứng minh mối quan hệ gia đình như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản dịch tiếng Anh có công chứng).
- Các hồ sơ chứng minh tài chính của bố mẹ như chứng minh nghề nghiệp, xác nhận thu nhập hàng tháng,… (bản dịch tiếng anh có công chứng)
- Cam kết bảo lãnh tài chính cho con đi du học của phụ huynh có chữ kí xác nhận của địa phương (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng)
- Sổ tài khoản (cả bản gốc và bản sao) và giấy xác nhận số dư tiền gửi của ngân hàng có ngày cấp gần nhất với ngày nộp hồ sơ (bản gốc bằng tiếng Anh) (chỉ chấp nhận số dư tiền gửi trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ).
- Anh/chị/em ruột hoặc anh rể / chị dâu (có quốc tịch Hàn Quốc) thay thế bảo lãnh tài chính
- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình tại Hàn Quốc và Việt Nam, chẳng hạn như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản dịch tiếng Anh có công chứng)
- Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của người bảo lãnh (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng)
- Cam kết bảo lãnh tài chính có xác nhận của địa phương về chữ kí (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng)
- Sổ tài khoản (cả bản gốc và bản sao) và giấy xác nhận số dư tiền gửi của ngân hàng có ngày cấp gần nhất với ngày nộp hồ sơ (bản gốc bằng tiếng Anh) (chỉ chấp nhận số dư tiền gửi trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ)
- Bản gốc cam kết bảo lãnh tài chính cho sinh viên (ghi rõ số tiền học bổng, số kì học bổng được trao và có đóng dấu cá nhân của giáo sư)
- Bản gốc giấy chứng nhận mẫu con dấu cá nhân của giáo sư
- Bản gốc chứng chỉ chuyên môn của giáo sư do trường cấp
- Bản gốc báo cáo tài chính của giáo sư (ví dụ: xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, xác nhận phí nghiên cứu của giáo sư sẽ nhận được,…)
- Học bổng không toàn phần: Giấy xác nhận học bổng (bản gốc) và chứng minh tài chính bình thường như các trường hợp bình thường
- Học bổng toàn phần: Giấy chứng nhận học bổng (bản gốc)
Hiện tại, nhiều bạn học sinh không biết quy trình du học Hàn Quốc nó như thế nào cũng như cách chuẩn bị thủ tục xin visa du học để được sinh sống và học tập tại đây. Tùy thuộc vào lộ trình học tập bạn chọn (chương trình tiếng Hàn, chương trình cử nhân hay chương trình thạc sĩ) mà thời hạn lưu trú của visa cũng như cách xin visa sẽ khác nhau.
Hãy cùng Việt Tín khám phá Quy trình du học Hàn Quốc 2024 nhé!
Quy trình du học Hàn Quốc đầy đủ nhất trong năm 2024
Bước 1: Xây dựng mục tiêu và kế hoạch du học Hàn Quốc
Bước đầu tiên trong quy trình du học Hàn Quốc là lập một kế hoạch càng chi tiết càng tốt! Việc này không chỉ giúp ích rất lớn trong quá trình làm tài liệu mà ngay cả khi bạn đã sang Hàn Quốc thành công. Một kế hoạch tốt sẽ luôn đồng hành cũng như giúp đỡ bạn trong suốt quá trình du học.
Bước 2: Lựa chọn trung tâm du học uy tín
Để “hiện thực hóa” ước mơ du học, bạn cần tìm cho mình một trung tâm tư vấn uy tín. Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất. Một trung tâm du học uy tín sẽ là “chiếc cầu nối” vững chắc, giúp bạn thiết kế lộ trình du học phù hợp và tiết kiệm nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ VIỆT TÍN
Với hơn 10.000+ học viên đã bay cùng hàng trăm học viên đang theo học, hợp tác với hơn 300+ trường đại học uy tín tại Hàn Quốc và Nhật Bản, VIỆT TÍN chính là cầu nối giúp các bạn trẻ thực hiện ước mơ du học Hàn Quốc, du học Nhật Bản và phát triển lâu dài tại các nước phát triển hàng đầu.
Cùng Slogan “Niềm tin mang theo”, VIỆT TÍN luôn cố gắng mang đến những chương trình du học trọn gói tối ưu nhất, hỗ trợ học viên chọn trường theo đúng nguyện vọng và phù hợp với năng lực của mình.
Song song với đó là những trải nghiệm “khác” tuyệt vời giúp các học viên luôn nắm bắt được tình hình du học thực tế, cung cấp cho các bạn học viên những giây phút học tập hiệu quả, thân thiện và thoải mái
Bước 3: Học tiếng Hàn và rèn luyện tại trung tâm
Tiếng Hàn là yếu tố tiên quyết quyết định bạn có đủ khả năng du học Hàn Quốc hay không? Bên cạnh đó, nền giáo dục “xứ kim chi” được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy. Tại quốc gia này, giáo dục luôn là yếu tố được ưu tiên, được xem là nền tảng của sự phát triển. Vì thế, nếu bạn đang có dự định đi du học nước ngoài thì Hàn Quốc là một trong những điểm đến lý tưởng. Và tiếng Hàn chính là “cầu nối” giúp hành trình du học của bạn đơn giản và thuận lợi hơn. Khả năng tiếng Hàn sẽ là yếu tố “cần và đủ” để bạn thích nghi với đời sống cũng như môi trường học tập.
Bước 4: Chọn trường đại học cũng như ngành học bạn ưa thích
Nếu bạn định đi du học Hàn Quốc, bạn nên chọn ngành mà bạn ít nhất đã có kiến thức nền tảng. Điều này sẽ giúp bạn hòa đồng nhanh hơn với cuộc sống ở Hàn Quốc cũng như dễ dàng tiếp cận chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ khác.
Bước 5: Gửi đầy đủ giấy tờ cần thiết đến trường đại học Hàn Quốc mà bạn chọn
Thời gian phê duyệt lời mời thường kéo dài từ 1 đến 4 tuần.
Bước 6: Nộp học phí trực tiếp cho trường đại học
Sau khi có thông báo được nhận đến từ trường, bạn sẽ nhận được hóa đơn học phí. Bạn sẽ phải đóng học phí, phí nhập học và phí kí túc xá (nếu bạn định ở đây) cho trường đại học. Sau đó, nhà trường sẽ gửi cho bạn lời mời gốc để bạn nộp đến Đại sứ quán để hoàn thành thủ tục nộp đơn xin visa du học Hàn Quốc.
Bước 7: Đi khám sức khỏe
Việc kiểm tra sức khỏe là một bước bắt buộc trong quy trình du học Hàn Quốc để biết bạn có mắc bệnh nguy hiểm hay truyền nhiễm nào không, chẳng hạn như lao, viêm gan, cúm gà,… tại hai cơ sở y tế do Đại sứ quán Hàn Quốc chỉ định.
Bước 8: Xin visa tại Đại sứ quán Hàn Quốc
Bước tiếp theo trong quy trình du học Hàn Quốc là xin visa tại Đại sứ quán. Để có thể thành công, bạn cần phải:
Bước 9: Chuẩn bị hành lý và lên đường
Sau khi xét duyệt, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Đại sứ quán sẽ cấp visa du học và gửi về địa chỉ của học viên.
Khi đã hoàn thiện mọi thủ tục visa du học, học sinh cần chuẩn bị hành lý và đặt vé máy bay để đi du học Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các bạn đừng quên tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống và lối sống tại “đất nước củ sâm” để có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống du học nhé!
Bước 10: Chuẩn bị chỗ ở và công việc ở Hàn Quốc
Nếu quá trình xin visa du học Hàn Quốc đã hoàn tất. Bạn nên chuẩn bị tư tưởng, hành trang cũng như vé máy bay lên đường. Đây là bước cuối cùng trong quy trình du học Hàn Quốc. Trong thời gian trước khi bay. Bạn nên tranh thủ tìm hiểu nơi ở và văn hóa của người Hàn Quốc. Một điều quan trọng nữa mà bạn phải tìm hiểu là các công việc bán thời gian. Và các quy định liên quan. Bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và không được vi phạm chúng.
Về nơi ở
Hầu hết các trường đại học ở Hàn Quốc đều có kí túc xá cho sinh viên quốc tế. Kí túc xá ở đây thường rất sạch đẹp, khang trang. Ngoài ra, ở đó còn có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như: máy giặt, phòng tập gym,…
Nếu bạn có ý định ở kí túc xá thì nên đăng kí sớm. Nếu không, sẽ không còn chỗ cho bạn ở. Nếu việc này xảy ra, bạn sẽ phải thuê ngoài và chịu mức giá thuê cao hơn nhiều.
Về công việc
Công việc cũng rất quan trọng. Nếu gia đình bạn giàu có thì không sao. Nhưng đối với những bạn không được như vậy, số tiền kiếm được từ việc làm thêm sẽ giúp bạn trang trải chi phí trong thời gian du học. Hiểu được điều đó, chính phủ Hàn Quốc luôn có chính sách đặc biệt dành cho du học sinh quốc tế.
Bạn được phép làm việc 20 giờ/tuần. Còn những ngày lễ thì bạn có thể thoải mái hơn đối với số giờ làm việc. Tuy nhiên, khi sang Hàn Quốc, bạn không nên đi làm thêm ngay mà nên thích nghi dần với cuộc sống ở Hàn Quốc và tìm hiểu kĩ hơn về công việc mà bạn định làm.
Quy trình du học Hàn Quốc – Những hồ sơ cần thiết để xin visa
Bất kể bạn theo chương trình học nào, bạn đều cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ sau:
Đối với visa du học tiếng Hàn
Đối với visa du học cao đẳng hoặc đại học
Đối với visa du học sau đại học
Đối với visa du học bậc nghiên cứu
Quy trình du học Hàn Quốc – Các yêu cầu về tài chính trong quá trình xin visa
Số tiền gửi yêu cầu tối thiểu đối với từng loại visa
Lưu ý: Không chấp nhận sổ tiết kiệm chuyển nhượng hay sổ tiết kiệm của các Quỹ tín dụng.
Yêu cầu về bảo lãnh tài chính từ bố mẹ đẻ
Các trường hợp đặc biệt
Trường hợp cả bố mẹ đẻ đều mất hoặc ở Hàn Quốc
Trường hợp được giáo sư Hàn Quốc của khoa học sinh bảo lãnh
Trường hợp xin được học bổng